Nếu như bạn niềng răng mắc cài thì chắc chắn bạn không thể không biết đến dây cung. Vậy dây cung niềng răng là gì, có bao nhiêu loại dây cung cũng như công dụng của dây cung trong niềng răng chỉnh nha như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết này để có thể nắm rõ được tất tần tật mọi thứ về dây cung trong niềng răng.

Dây cung niềng răng là gì?
Trong kỹ thuật chỉnh nha có mắc cài thì dây cung là thứ không thể thiếu, đây là khí cụ có công dụng tạo hình cung hàm, kéo răng về vị trí mong muốn theo kế hoạch điều trị của bác sĩ.
Dây cung niềng răng là loại dây có kích thước nhỏ, thường được làm bằng thép không gỉ và cố định trên các mắc cài và bác sĩ sẽ tác động đến những dây này trong quá trình chỉnh nha để điều chỉnh lực kéo, giúp răng dịch chuyển dần về vị trí mong muốn.
Kích thước dây cung niềng răng
Dây cung được gắn trên răng bạn trong quá trình niềng răng sẽ được thay đổi tùy vào từng giai đoạn. Dây cung trong niềng răng chỉnh nha sẽ có thiết kế theo khổ lớn, khổ nhỏ, dạng vuông, tròn hoặc dạng chữ nhật. Thường thì kích thước của dây cung sẽ được thiết kế theo những thông số sau:
- Dây cung dạng tròn được thiết kế theo thông số: 0.012, 0.014, 0.016, 0.018.
- Dây cung dạng tiết diện thì có thông số đa dạng hơn: 0.016×0.016, 0.016×0.022, 0.017×0.022, 0.017×0.025, 0.018×0.022, 0.018×0.025, 0.019×0.025.

Tác dụng của dây cung trong niềng răng
Giai đoạn đầu san đều răng
Dây cung cần đảm bảo được có độ đàn hồi cao và độ cứng thấp trong giai đoạn san đều răng để có thể căn chỉnh răng dàn đều trên cung hàm và bác sĩ cũng có thể dễ dàng thực hiện các bước chỉnh nha tiếp theo.
Giai đoạn đóng khoảng, kéo khít răng
Dây cung được sử dụng với tác dụng là điều chỉnh răng phía trước trong giai đoạn đóng khoảng để không gian sau cũng như sự chênh lệch giữa hai hàm. Những người niềng răng sau khi hoàn thành giai đoạn này sẽ cảm nhận được sự thay đổi một cách rõ rệt nhất.
Giai đoạn nắn chỉnh khớp cắn và duy trì
Nếu như cả hai giai đoạn mà chúng tôi đã nêu trên được tiến triển tốt thì ở bước hoàn thiện cuối cùng này, bác sĩ sẽ chỉ cần điều chỉnh và duy trì khớp cắn sao cho ổn định.

Có mấy loại dây cung niềng răng? Tác dụng của từng loại
Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý
Dây cung chỉnh nha được làm từ thành phần là hợp kim, kim loại quý bắt đầu được ứng dụng từ năm 1887. Loại dây cung này được biết đến là có độ đàn hồi cũng như độ dẻo rất tốt. Đặc biệt là nó còn có khả năng chống oxy hóa trong môi trường khoang miệng. Tuy nhiên, chi phí của sản phẩm này rất cao.
Dây cung Stainless Steel (thép không gỉ)
Rõ ràng đối với dây cung kim loại quý đã được nêu trên thì chúng ta không thể phủ nhận các ưu điểm vượt trội của nó nhưng nếu như xét về mặt chi phí thì nó quá cao và không phải ai cũng có thể đáp ứng. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu của mọi người thì dây cung Stainless Steel (thép không gỉ) ra đời.
So với dây cung làm bằng kim loại quý thì dây cung làm bằng hợp kim thép không gỉ có chi phí rẻ hơn nhiều và sản phẩm này cũng có khả năng chống ăn mòn, an toàn và lành tính. Bên cạnh đó, loại dây cung niềng răng này còn có độ cứng và độ dẻo cao nên dễ dàng chế tạo các dụng cụ chỉnh nha phức tạp.
Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium
Từ năm 1950 thì trong công nghệ chỉnh nha đã sử dụng phổ biến và rộng rãi hợp chất Cobalt – Chromium. Ưu điểm của loại dây cung niềng răng này là lực kéo tương đối mạnh, tuy nhiên độ cứng của nó lại không cao cho nên nó khó có thể áp dụng trong những ca chỉnh nha phức tạp. Chính vì vậy mà ngày nay, dây cung Cobalt – Chromium ít được sử dụng.
Dây cung Niken – Titan (Niti)
Hiện nay thì đây là loại dây cung được sử dụng rộng rãi nhất bởi nó đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí như độ cứng, độ dẻo và độ đàn hồi cho nên có thể áp dụng được cho tất cả các ca chỉnh nha từ đơn giản cho đến phức tạp. Đặc biệt hợp chất này rất an toàn trong khoang miệng khi mà nó không bị oxy hóa.
Dây cung Titan – Beta (TMA)
Các trung tâm nha khoa thường xuyên sử dụng dây cung Titan – Beta (TMA). Hợp kim này có thể tăng giảm chiều dài trong thời gian điều trị và qua đó nó mang lại kết quả tốt nhất khi tháo niềng.

Dây cung niềng sứ
Ngoài các loại dây cung niềng răng được chúng tôi nêu trên thì còn có loại dây cung chuyên dụng để niềng răng mắc cài sứ. Dây cung này được sản xuất với màu sắc trong suốt tương thích với mắc cài sứ cho nên đảm bảo được tính thẩm mỹ cao.
Dây cung vuông niềng răng
Dây cung vuông trong niềng răng có nhưng rất ít khi được áp dụng vì lực tác động lên răng của loại dây cung này không đều như dây cung tròn.
Các vấn đề thường gặp khi sử dụng dây cung niềng răng
Bị tuột dây cung khi niềng răng nên làm gì?
Rất nhiều người gặp tình trạng dây cung bị tuột ra khỏi mắc cài, tuy nhiên đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và bạn có thể yên tâm tự nhét dây cung vào mắc cài lại. Tuy nhiên, trong trường hợp dây cung bị tuột khỏi thun cố định thì bạn cần đến nha khoa để bác sĩ điều chỉnh.

Kích thước dây cung chỉnh nha
Dây cung được gắn trên răng bạn trong quá trình niềng răng sẽ được thay đổi tùy vào từng giai đoạn. Dây cung trong niềng răng chỉnh nha sẽ có thiết kế theo khổ lớn, khổ nhỏ, dạng vuông, tròn hoặc dạng chữ nhật. Thường thì kích thước của dây cung sẽ được thiết kế theo những thông số sau:
- Dây cung dạng tròn được thiết kế theo thông số: 0.012, 0.014, 0.016, 0.018.
- Dây cung dạng tiết diện thì có thông số đa dạng hơn: 0.016×0.016, 0.016×0.022, 0.017×0.022, 0.017×0.025, 0.018×0.022, 0.018×0.025, 0.019×0.025.
Nuốt phải dây cung niềng răng có nguy hiểm không?
Nuốt phải dây cung niềng răng là trường hợp hiếm, thường sẽ xảy ra khi bác sĩ cắt dây cung dư và bạn vô tình nuốt xuống. Tuy nhiên, đoạn dây cung này rất nhỏ và nó sẽ được bài tiết ra ngoài nên bạn có thể yên tâm.
Đứt dây cung niềng răng phải xử lý như thế nào tốt nhất?
Nếu như bị đứt dây cung niềng răng thì bạn cần đến nha khoa sớm nhất có thể để bác sĩ điều chỉnh và thay thế dây cung.
Bị dắt thức ăn vào mắc cài phải vệ sinh như thế nào?
Bạn có thể sử dụng tăm nước, tăm xỉa răng chuyên dụng và chỉ nha khoa để vệ sinh thức ăn dắt trong mắc cài.
Khoảng cách thay dây cung là bao lâu?
Tùy vào mức độ răng chạy nhanh hay chậm thì thời gian thay dây cung sẽ khoảng từ 1 – 2 tháng.
Dây cung đâm vào má
Dây cung bị đâm vào má thì bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để gắn lại nhằm hạn chế lực tác động và nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ cắt dây cung thừa.

Hướng dẫn cách xử lý dây cung đâm vào má
Dụng cụ bảo vệ môi
Để xử lý và hạn chế tình trạng dây cung đâm má thì bạn có thể tìm hiểu về các dụng cụ bảo vệ môi.
Sử dụng nước muối
Súc miệng bằng nước muối khoảng 30 giây để diệt sạch vi khuẩn trong khoang miệng cũng như tại vị trí má bị thương do dây cung đâm.
Chế độ ăn uống hợp lý
Bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm cứng, dai dễ ảnh hưởng đến mắc cài và dây cung. Bạn có thể cắt nhỏ thức ăn hoặc ăn những món mềm, dễ nhai nuốt.
Sử dụng sáp nha khoa
Để hạn chế tình trạng dây cung đâm vào má gây đau đớn thì bạn nên sử dụng sáp nha khoa để gắn lên phần dây cung thừa.
Bôi gel nha đam hoặc thuốc tê
Bạn có thể sử dụng gel nha đam để bôi vào vùng má bị tổn thương giúp làm dịu vết thương và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
Các dụng cụ sửa dây cung
Nếu như dây cung bị dư hoặc bung ra thì bạn hãy dùng nhíp đã sát khuẩn để điều chỉnh, đưa dây cung về vị trí cũ.

5 phương pháp niềng răng sử dụng dây cung hiện nay
Niềng răng mắc cài kim loại
Phương pháp niềng răng đầu tiên có sử dụng dây cung là niềng răng mắc cài kim loại, thường thì dây cung được sử dụng là dây cung Niti và kích thước dây cung niềng răng sẽ được thay đổi tùy vào từng giai đoạn niềng.
Niềng răng mắc cài kim loại tự khóa
Đây cũng là phương pháp niềng răng tương tự như niềng mắc cài kim loại đã kể trên và dây cung được sử dụng để điều chỉnh lực tác động lên răng.
Niềng răng mắc cài sứ
Dây cung niềng răng cho phương pháp chỉnh nha mắc cài sứ sẽ được làm từ vật liệu trong suốt có màu giống mắc cài giúp tăng tính thẩm mỹ.
Niềng răng mắc cài sứ tự khóa
Cũng là phương pháp niềng răng sử dụng dây cung nhưng bạn có thể tự điều chỉnh lực tác động bằng các chốt đóng mở.
Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong
Thường thì niềng răng mặt lưỡi sẽ là phương pháp niềng răng mắc cài kim loại và dây cung cũng được sử dụng là dây cung chuyên dụng.

Thời gian thay dây cung mất bao lâu, có đau không?
Thay dây cung niềng răng mất bao lâu?
Thời gian thay dây cung chỉ mất khoảng từ 20 – 30 phút.
Thay dây cung có đau không?
Việc thay dây cung có tác dụng thay đổi lực tác động lên răng cho nên bạn sẽ cảm thấy ê buốt nhẹ.
Một số lưu ý khi sử dụng dây cung
Để niềng răng hiệu quả và được sử dụng các loại dây cung tốt nhất, phù hợp với tình trạng răng của bạn và từng giai đoạn khi niềng thì bạn cần tìm đến các nha khoa uy tín.
Bên cạnh đó, đừng quên chú ý đến vấn đề ăn uống, vệ sinh răng miệng theo lời dặn của bác sĩ để tránh tác động xấu đến dây cung và quá trình niềng răng.
Trên đây là những thông tin về dây cung niềng răng, để được tư vấn và niềng răng nhanh chóng, bạn hãy liên hệ ngay với Nha khoa Volcano!
Tham khảo thêm bài viết liên quan:
- Đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng? Cách khắc phục hiệu quả
- Niềng răng có đau không? Bí quyết giảm đau hiệu quả khi niềng
- Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Ưu, nhược điểm niềng răng trong suốt
Bài viết liên quan