Hàm duy trì là gì? Có mấy loại? Cần đeo hàm duy trì bao lâu?

Sau khi hoàn tất quá trình niềng răng, bạn cần phải đeo hàm duy trì để tránh trường hợp răng dịch chuyển. Vậy thực chất hàm duy trì là gì và cần đeo bao nhiêu lâu sau khi niềng răng? Bài viết này từ nha khoa Volcano sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về khí cụ này.

Hàm duy trì là gì và tại sao cần đeo nó?
Hàm duy trì là gì và tại sao cần đeo nó?

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì được biết đến là một công cụ chỉnh nha góp phần giữ sự ổn định của răng, tránh trường hợp răng chạy sau khi tháo niềng răng. Thực tế, sau niềng răng, dù là niềng răng tháo lắp hay niềng răng mắc cài thì bạn cũng cần phải đeo hàm duy trì để giữ răng ổn định, không bị sai lệch hoặc dịch chuyển.

Hàm duy trì sau niềng răng có mấy loại?

Hàm duy trì cố định bằng kim loại

Hàm duy trì cố định được chế tác từ dây thép và sẽ được gắn ở mặt trong răng của bạn, vì nó là hàm cố định cho nên bạn sẽ không thể tác động cho nó dịch chuyển hoặc không thể tháo ra lắp vào. Tuy nhiên loại hàm duy trì này vẫn được đánh giá cao bởi khi đeo hàm cố định thì bạn cũng không cần lo lắng đến vấn đề quên đeo khiến cho răng chạy.

Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại

Thêm một loại hàm duy trì kim loại nữa dành cho bạn nhưng đối với loại hàm duy trì này thì bạn có thể tháo lắp tùy ý. Loại hàm cố định này được làm từ dây thép để cố định răng và khay nhựa cho phần vòm miệng trên. Khi đeo loại hàm này trong thời gian đầu thì bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn trong việc giao tiếp.

Xem thêm  20 Tuổi niềng răng bao lâu? Độ tuổi tốt nhất để niềng răng?

Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt

Khay duy trì tháo lắp trong suốt là loại phổ biến nhất và nó được chế tác bằng nhựa trong suốt, tương thích với răng của bạn và khi đeo cũng khó bị lộ liễu. Tuy nhiên, loại khay duy trì này lại có điểm điểm trừ đó chính là dễ vỡ khi làm rơi. Vì vậy mà nếu như bạn đeo khay duy trì trong suốt sau khi niềng răng thì bạn cần chú ý bảo quản nó thật tốt.

Hiện có 3 loại hàm duy trì
Hiện có 3 loại hàm duy trì

Vì sao cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Tại sao cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực chất cấu tạo răng miệng của chúng ta là chân răng nằm trong xương hàm và được bao bọc bởi các dây chằng nha chu, sau khi tháo niềng răng, nếu như không còn gì cố định răng thì “kí ức” về vị trí cũ của dây chằng nha chu vẫn còn và nó sẽ đưa răng về vị trí cũ.

Vì vậy mà việc đeo hàm duy trì sẽ giúp cố định răng, đảm bảo răng ổn định trong xương ổ răng và giúp răng không dịch chuyển về vị trí cũ như trước khi niềng, qua đó bạn vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ của răng mình.

Tại sao sau khi niềng răng phải đeo khay duy trì?
Tại sao sau khi niềng răng phải đeo khay duy trì?

Cần phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Tùy vào sự lệch lạc của răng trước khi chỉnh nha mà thời gian đeo hàm đối với mỗi người sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, bạn có thể nắm thông tin sơ bộ như sau: Sau khi tháo mắc cài thì trong tháng đầu tiên, bạn cần phải đeo liên tục cả ngày lẫn đêm, tháng thứ 2 thì bạn sẽ đeo vào buổi tối khi đi ngủ và vài năm sau thì giãn cách thời gian đeo ra thành 2 – 3 buổi mỗi tuần, đeo khay duy trì sau niềng răng cho đến khi về già.

So sánh ưu điểm và nhược điểm của hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp

Hàm duy trì cố định Hàm duy trì tháo lắp
Ưu điểm Đối với hàm duy trì cố định thì nó sẽ được gắn luôn vào mặt trong của răng cho nên bạn không cần phải lo lắng đến vấn đề làm vỡ, gãy hay thậm chí là quên đeo hàm duy trì. Có thể tháo lắp dễ dàng để vệ sinh răng miệng, ăn uống.

Đối với hàm trong suốt thì trông tự nhiên khi đeo nên bạn có thể tự tin hơn.

Nhược điểm Hàm cố định sẽ khiến cho bạn khó vệ sinh mặt trong của răng hơn, đôi khi lưỡi của bạn sẽ bị vướng vào hàm cố định này. Bạn sẽ có thể quên đeo khay duy trì.

Hàm dễ vỡ, gãy cho nên bạn sẽ tốn thêm chi phí làm lại.

Hàm duy trì trong suốt Zenyum giá bao nhiêu?

Sau khi niềng răng, bạn sẽ được tặng khay duy trì trong suốt miễn phí. Tuy nhiên bạn sẽ phải trả phí làm lại trong trường hợp mất hoặc khay duy trì của bạn bị vỡ, thường thì chi phí cho khay duy trì 1 hàm là từ 1.5 – 2 triệu đồng.

Khay duy trì trong suốt giá là bao nhiêu tiền?
Khay duy trì trong suốt giá là bao nhiêu tiền?

Những lưu ý khi đeo hàm duy trì sau niềng răng

Đeo hàm duy trì bị chạy răng phải làm sao?

Nếu như đeo hàm duy trì mà vẫn bị chạy răng thì nguy cơ cao là khay duy trì này không khít với răng của bạn, quá trình chế tác khay duy trì sai sót và bạn cần liên hệ ngay với nha khoa niềng răng để được kiểm tra và nếu như lỗi là từ nha khoa thì bạn sẽ được làm lại hàm duy trì mới phù hợp hoàn toàn miễn phí.

Hướng dẫn cách sử dụng và vệ sinh hàm duy trì

Bạn nên làm sạch khay duy trì mỗi khi đánh răng và khay duy trì cần phải được rửa qua với nước lạnh cũng như sử dụng bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng để làm sạch nhẹ nhàng. Việc này sẽ giúp khay duy trì của bạn được làm sạch cặn bẩn, vụn thức ăn và có thể hạn chế được sự sinh sôi vi khuẩn gây tổn thương đến sức khỏe răng miệng.

Bạn cần tháo khay duy trì khi ăn và hoạt động thể thao dưới nước. Mỗi khi tháo khay duy trì để tham gia các hoạt động thể thao hoặc khi ăn uống thì bạn nên cẩn thận cất chúng vào trong hộp nhằm tránh tình trạng bị rơi vỡ hoặc mất, bạn cũng cần chú ý không để hàm tiếp xúc với nước nóng gây móp méo hoặc biến dạng.

Bạn cần lưu ý vấn đề gì khi đeo hàm duy trì sau niềng răng?
Bạn cần lưu ý vấn đề gì khi đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Cách ăn uống khi đeo hàm duy trì

Bạn cần lưu ý một điều đó chính là khi ăn uống thì cần tháo khay duy trì ra để tránh thức ăn cũng như lực nhai làm ảnh hưởng đến khay.

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn cần chăm sóc răng miệng thật kỹ bằng tăm nước, chỉ nha khoa, kem đánh răng được nha sĩ khuyên dùng và bàn chải có lông mềm mại để tránh làm tổn thương nướu và răng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần vệ sinh hàm duy trì mỗi ngày để tránh việc vi khuẩn sinh sôi.

Khắc phục thói quen xấu, có hại cho răng

Nếu như bạn có các thói quen xấu có hại cho răng như ăn uống thực phẩm ngọt, gây màu, cắn ngón tay, cắn bút, đẩy lưỡi,… thì bạn nên khắc phục và bỏ thói quen này đi để tránh gây hại cho răng, tránh việc làm răng chạy hay bị chìa ra ngoài.

Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

Thêm một điều mà bạn cần lưu ý nữa đó chính là bạn cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ dù là lúc đang niềng răng hay là khi đã niềng răng xong. Bởi vì nếu như bạn thăm khám đúng lịch hẹn sẽ giúp bác sĩ có thể phát hiện ra các vấn đề mà bạn đang gặp phải, sau đó là đưa ra phương án giải quyết phù hợp, hiệu quả nhất.

Bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin về hàm duy trì, giải đáp về vấn đề tại sao cần đeo hàm duy trì sau khi niềng răng xong. Nếu như đã có được cho mình câu trả lời chính xác nhất, mời bạn liên hệ ngay với nha khoa Volcano để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra những lời khuyên tốt nhất đối với tình trạng răng của bạn.

Tham khảo thêm bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

16 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền
16 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết 2023
Gãy răng ảnh hưởng như thế nào đến thẩm mỹ
Gãy răng ảnh hưởng như thế nào đến thẩm mỹ? Cách khắc phục
Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng
Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng là tốt nhất?
Răng lung lay có nên nhổ không
Răng lung lay có nên nhổ không? Cách xử lý tốt nhất
Răng đính kim cương
Răng đính kim cương bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết
Đau răng uống panadol được không? Những điều cần lưu ý
Đau răng uống panadol được không? Những điều cần lưu ý
rụng răng
Rụng răng: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng rụng
Xương hàm răng nổi cục u lồi
Xương hàm răng nổi cục u lồi có nguy hiểm không? Dấu hiệu, biến chứng
Xem thêm  Niềng răng mặt trong là gì? Giá bao nhiêu? Ưu nhược điểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *