Niềng răng invisalign là gì? Quy trình niềng răng trong suốt invisalign

Nếu như nói đến chỉnh nha thì chắc chắn không thể bỏ qua việc niềng răng. Trước đây, phương pháp niềng răng không quá phát triển và hầu như chỉ phổ biến niềng răng mắc cài kim loại. Tuy nhiên ngày nay, niềng răng đã có một bước tiến mới đó chính là niềng răng invisalign vì đây là những khay niềng trong suốt, vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ cao vừa đảm bảo hiệu quả.

Niềng răng invisalign là phương pháp được nhiều người lựa chọn
Niềng răng invisalign là phương pháp được nhiều người lựa chọn

Giới thiệu phương pháp niềng răng invisalign

Niềng răng invisalign là gì?

Nói đến niềng răng, hầu hết mọi người đều nghĩ đến niềng răng mắc cài, thế nhưng nhờ vào sự phát triển của ngành nha khoa, phương pháp niềng răng không mắc cài được ra đời và đó chính là niềng răng invisalign. Thay vì sử dụng mắc cài, dây cung, chun liên hàm hay các khí cụ để chỉnh nha thì phương pháp niềng răng với công nghệ invisalign sử dụng các khay niềng trong suốt giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện lợi hơn cho người sử dụng.

Cơ chế hoạt động của niềng invisalign

  • Niềng Invisalign là phương pháp sử dụng chuỗi các khay niềng trong suốt được thiết kế phù hợp với cấu trúc răng miệng, xương hàm của từng cá nhân và mỗi khay niềng sẽ được sử dụng lần lượt ở từng giai đoạn khác nhau trong suốt quá trình chỉnh nha.
  • Khi giao khay niềng trong suốt cho khách hàng thì các khay niềng đã được đánh số thứ tự từ khay số 1 cho đến khay cuối cùng. Thời gian trung bình mang mỗi khay niềng là khoảng 2 tuần và mỗi khay sẽ có tác dụng giúp răng di chuyển dần tới vị trí mong muốn khoảng 0.25mm và cứ liên tục như vậy cho đến khi răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.
  • Tùy vào mức độ sai lệch của răng, khớp cắn mà bệnh nhân cần mang tổng cộng khoảng từ 20 – 40 khay invisalign và lưu ý thời gian mang khay tối thiểu mỗi ngày phải là 22 giờ/ngày để đạt được hoạt động tối ưu nhất.
Xem thêm  10 dấu hiệu mọc răng khôn phổ biến nhất hiện nay
Niềng răng invisalign là gì và cơ chế hoạt động của nó
Niềng răng invisalign là gì và cơ chế hoạt động của nó

Những ai nên đeo khay niềng răng trong suốt invisalign?

Những trường hợp sau có thể niềng răng invisalign:

Phương pháp niềng răng trong suốt này được áp dụng cho cả trẻ em lẫn người lớn, đặc biệt là đối với những ai mong muốn có hàm răng đẹp nhưng ngại đeo mắc cài kim loại vì phải giao tiếp nhiều hoặc người quá bận rộn không có thời gian tái khám thường xuyên.

Tìm hiểu về quy trình niềng răng trong suốt invisalign

niềng răng invisalign là phương pháp sử dụng khay niềng trong suốt tương thích với cấu trúc răng của từng người cho nên sẽ mất thời gian để bác sĩ phân tích tình trạng răng và bắt đầu quy trình sản xuất khay. Khay niềng invisalign được sản xuất tại Mỹ và theo đúng quy trình cho nên để có được khay niềng tương thích, bạn cần trải qua những giai đoạn như sau:

  • Bước 1: Thăm khám tại nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang, sau đó là lấy dấu răng để phân tích các thông số kỹ thuật cho việc sản xuất khay niềng.
  • Bước 2: Mọi dữ liệu về tình trạng răng của bạn sẽ được gửi sang Mỹ để tiến hành lên phác đồ điều trị hiệu quả.
  • Bước 3: Sau khi nhận được phác đồ điều trị và nếu như đồng ý với phác đồ này, bác sĩ sẽ liên hệ để nhà máy sản xuất khay niềng theo phác đồ.
  • Bước 4: Các khay niềng sau khi sản xuất sẽ được đánh số thứ tự và giao lại cho bạn, sau đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng, đeo khay.
Niềng trong suốt khác gì so với niềng răng mắc cài kim loại?
Niềng trong suốt khác gì so với niềng răng mắc cài kim loại?

Những khí cụ được sử dụng trong niềng răng invisalign

Tuy rằng là phương pháp niềng răng không cần đeo mắc cài nhưng đối với một số trường hợp, bác sĩ cũng sẽ sử dụng một vài thủ thuật nha khoa, khí cụ nhằm hỗ trợ cho quá trình niềng răng của bạn như sau:

  • Gắn Attachment lên răng: Để tạo điểm bám và tạo lực cho khay niềng trong suốt hoạt động thì bác sĩ sẽ thực hiện gắn Attachment lên răng, đây là những nút chặn bằng chất liệu nha khoa và được đánh giá có vai trò tương tự như những mắc cài trong chỉnh nha truyền thống.
  • Dây chun liên hàm: Nhằm tăng cường sự dịch chuyển của răng thì bác sĩ sẽ gắn chun liên hàm, chun thường được sử dụng đối với các răng khểnh, răng mọc lệch nằm ngoài quỹ đạo xương hàm.
  • Đánh bóng và tạo đường nét: Đây là bước cần thực hiện để tạo thêm không gian hoặc nới lỏng các điểm tiếp xúc trong răng.
  • Pontics: Trong trường hợp bạn phải nhổ răng thì đây là những chiếc răng giả ẩn tại khu vực của chiếc răng thật bị loại bỏ giúp tăng tính thẩm mỹ.
Xem thêm  Răng vẩu là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục răng vẩu hiệu quả

Thường thì khi giao khay niềng cho khách hàng, bác sĩ sẽ không giao toàn bộ mà sau khoảng 6 – 8 tuần đeo khay, bạn sẽ đến nha khoa để tái khám và bác sĩ sẽ cung cấp khay niềng cho giai đoạn tiếp theo.

Khách hàng sẽ tái khám từ 6 - 8 tuần sau khi đeo khay niềng
Khách hàng sẽ tái khám từ 6 – 8 tuần sau khi đeo khay niềng

Tìm hiểu ưu và nhược điểm của phương pháp niềng răng trong suốt

Ưu điểm của niềng răng invisalign

Niềng răng trong suốt invisalign là một phương pháp được đánh giá cao trong số những phương pháp niềng răng hiện nay vì những lý do sau:

  • Niềng răng invisalign mang tính thẩm mỹ cao hơn so với các phương pháp niềng răng thông thường.
  • Khi đeo khay niềng thì bạn có thể dễ dàng tháo lắp để vệ sinh răng miệng một cách hiệu quả nhất.
  • Phương pháp này sử dụng công nghệ tiên tiến cho từng khách hàng, nhờ đó mà hạn chế được việc đến nha khoa để kiểm tra, đồng thời rút ngắn thời gian niềng răng và bạn cũng sẽ biết được kết quả sau niềng bằng những phân tích trước đó.
  • Bạn sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đeo khay niềng, không vướng víu, không làm tổn thương mô mềm so với việc đeo mắc cài kim loại.

Nhược điểm của niềng invisalign

Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên phương pháp niềng răng trong suốt này cũng có nhược điểm đó chính là giá thành quá cao, nếu như kinh tế không quá tốt thì bạn nên cân nhắc việc sử dụng phương pháp niềng răng này.

Phương pháp niềng răng này có ưu điểm và nhược điểm là gì?
Phương pháp niềng răng này có ưu điểm và nhược điểm là gì?

Những câu hỏi thường gặp khi niềng răng trong suốt

Nhiều người vẫn còn lo lắng đối với phương pháp niềng răng invisalign này và đặt ra khá nhiều câu hỏi liên quan. Vì vậy mà ngay sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp các câu hỏi thường gặp và giải đáp tận tình nhất.

Xem thêm  Nha khoa Quốc tế Volcano - Địa chỉ niềng răng uy tín ở Bình Dương

Niềng răng invisalign có đau không?

Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về phương pháp niềng răng trong suốt invisalign có đau không. Vậy niềng răng trong suốt có đau không? Ban đầu, khay niềng có thể gây khó chịu cho bạn vì nó tác động lực lên răng. Tuy nhiên, về sau khi đã dần quen với việc đeo khay niềng trong suốt, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn bình thường, thậm chí là thoải mái với điều đó.

Niềng răng invisalign có đau hay không?
Niềng răng invisalign có đau hay không?

Thời gian niềng răng trong suốt có lâu không?

Thời gian niềng răng trong suốt được đánh giá là tương tự như những phương pháp niềng khác khi còn dựa trên độ phức tạp của răng. Thông thường, thời gian niềng trong suốt sẽ kéo dài khoảng từ 1 – 2 năm. Tuy nhiên, để nắm rõ được thời gian cụ thể, bạn cần đến thăm khám, kiểm tra để bác sĩ đưa ra phân tích chính xác nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp niềng răng invisalign. Để niềng răng hiệu quả thì bạn cần chọn được địa chỉ nha khoa an toàn, uy tín. Nha khoa Volcano sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn khi muốn sở hữu một hàm răng đẹp với nụ cười tự tin và khớp cắn đều. Đừng quên đặt lịch hẹn với nha khoa Volcano để được thăm khám một cách nhanh chóng nhất!

Tham khảo thêm bài viết liên quan:

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

16 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền
16 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết 2023
Gãy răng ảnh hưởng như thế nào đến thẩm mỹ
Gãy răng ảnh hưởng như thế nào đến thẩm mỹ? Cách khắc phục
Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng
Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng là tốt nhất?
Răng lung lay có nên nhổ không
Răng lung lay có nên nhổ không? Cách xử lý tốt nhất
Răng đính kim cương
Răng đính kim cương bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết
Đau răng uống panadol được không? Những điều cần lưu ý
Đau răng uống panadol được không? Những điều cần lưu ý
rụng răng
Rụng răng: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng rụng
Xương hàm răng nổi cục u lồi
Xương hàm răng nổi cục u lồi có nguy hiểm không? Dấu hiệu, biến chứng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *