Mẹ đang cho con bú có nhổ răng được không? – Nha khoa Volcano

Đang cho con bú có nhổ răng được không là câu hỏi thường gặp của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Đối với người bình thường, nhổ răng là việc đơn giản, có thể thực hiện ngay khi cần. Nhưng đối với các mẹ bỉm thì cần phải trải qua rất nhiều đắn đo mới có thể đưa ra quyết định. Nhằm giúp các mẹ làm rõ câu hỏi trên, Volcano sẽ cung cấp câu trả lời trong bài viết hôm nay!

Mẹ đang cho con bú có nhổ răng được không?

Chuyên gia tư vấn đang cho con bú có nhổ răng được không
Chuyên gia tư vấn đang cho con bú có nhổ răng được không

Trả lời cho câu hỏi đang cho con bú có nhổ răng được không là có, tuy nhiên các bác sĩ nha khoa không khuyến khích điều này. Trong trường hợp khẩn cấp cần phải nhổ răng để không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì có thể. Nhưng nếu chỉ vì thẩm mỹ thì các mẹ có thể đợi kết thúc quá trình cho con bú.

Nhổ răng không gây ảnh hưởng đến tuyến sữa mẹ. Nhưng trong quá trình nhổ, các mẹ sẽ sử dụng các loại thuốc gây tê và giảm đau hay thuốc kháng sinh trước và sau khi nhổ. Đây là những loại thuốc nạp vào sữa mẹ, gây hại đến sức khỏe của bé.

Với một số trường hợp sau đây, các mẹ bỉm cần phải nhổ răng gấp:

  • Răng bị sâu quá nặng không thể tái tạo, cản trở việc ăn uống thông thường.
  • Có những răng bị viêm nha chu nặng, tiêu xương nhiều.
  • Tủy răng bị viêm gây ra những biến chứng nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Răng mọc ngầm, mọc lệch ảnh hưởng đến thói quen ăn uống.

Những lưu ý nếu nhổ răng khi đang cho con bú

Câu hỏi đang cho con bú có nhổ răng được không đã được giải đáp phía trên. Nếu mẹ bỉm đã quyết định nhổ răng thì bạn cần phải biết thêm hai lưu ý dưới đây.

Xem thêm  Cao răng và quá trình lấy cao răng: Lợi ích và tầm quan trọng cho sức khỏe răng miệng
Lưu ý cần biết khi nhổ răng
Lưu ý cần biết khi nhổ răng
  • Không cho con bú khi thuốc tê còn tác dụng: Như đã nói phía trên trong quá trình nhổ răng, mẹ bỉm cần sử dụng thuốc gây tê để giảm đau, giúp quá trình nhổ diễn ra suôn sẻ. Vì thế sau khi nhổ răng xong, mẹ bỉm tuyệt đối không được để con bú.
  • Để giúp bé không đói, bạn có thể cho bé bú trước khi nhổ răng. Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo mẹ không nên cho con bú ngay khi vừa mới nhổ. Nhanh nhất cũng phải đợi tới 6 tiếng. Với một số loại thuốc gây tê thì mẹ bỉm phải ngưng cho con bú khoảng 72 tiếng đồng hồ. Vấn đề này bạn sẽ được bác sĩ nha khoa nói rõ ràng hơn sau khi đã nhổ răng xong.
  • Mẹ bỉm nên vắt sữa dự trữ trước khi nhổ: Không chỉ cho bé bú no trước khi nhổ mà mẹ bỉm nên vắt sữa dự trữ. Vì sau khi nhổ răng xong phải một khoảng thời gian rất dài mẹ bỉm mới có thể cho bé bú. Vắt sữa dự trữ giúp đề phòng các trường hợp bé đói bụng đòi ti.

Cách nhổ răng khi cho con bú an toàn nhất

Chắc hẳn khi tìm hiểu đang cho con bú có nhổ răng được không thì mẹ bỉm đang có nhu cầu này. Một vài trường hợp nhổ răng là điều bắt buộc, vô cùng cần thiết. Vậy hãy tham khảo cách nhổ răng an toàn dành cho mẹ bỉm nhé!

Chia sẻ các cách nhổ răng an toàn cho mẹ bỉm
Chia sẻ các cách nhổ răng an toàn cho mẹ bỉm

Tiểu phẫu

Tiểu phẫu được xem là cách đơn giản, hiệu quả dành cho mẹ bỉm đang cho con bút. Phương pháp được áp dụng với các quy trình chuẩn trình từ A đến Z nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ bỉm.

  • Đầu tiên, mẹ bỉm sẽ được các bác sĩ chẩn đoán tình trạng của răng trước khi nhổ.
  • Sau đó, mẹ bỉm được tiệt trùng, vô khuẩn để đảm bảo vệ sinh răng miệng.
  • Nhằm giảm đau, bạn sẽ được tiến hành gây tê cục bộ trước khi nhổ răng.
  • Các bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện theo đúng quy trình của bộ Y Tế. Trong đó, các mẹ bỉm sẽ được chụp X-Quang răng miệng để xác định chính xác vị trí chân răng.
  • Sau khi công đoạn nhổ răng kết thúc, mẹ bỉm sẽ được các bác sĩ tư vấn và hướng dẫn chi tiết các công việc cần thực hiện sau khi nhổ.
Xem thêm  Tủy răng chết là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Sử dụng thuốc giảm đau, gây tê an toàn

Sử dụng thuốc giảm đau trong quá trình nhổ răng
Sử dụng thuốc giảm đau trong quá trình nhổ răng

Bên cạnh việc tìm hiểu đang cho con bú có nhổ răng được không thì mẹ bỉm còn phải tìm hiểu về các loại thuốc tê mà mình được sử dụng. Tuy rằng sử dụng thuốc tê có thể giảm đau, giúp quá trình nhổ răng diễn ra suôn sẻ hơn. Nhưng có một số trường hợp mẹ bỉm không thể sử dụng thuốc Lidocain kết hợp với Epinephrine:

  • Mẹ bỉm có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc
  • Cơ địa mẫn cảm với thuốc co mạch
  • Là người có tiền sử tăng huyết áp, tiểu đường, cường giáp, xơ vữa động mạch…

Bên cạnh đó mẹ bỉm tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm đau và thuốc tê tủy ý. Phải sử dụng đúng liều lượng và những loại thuốc do nha khoa kê đơn.

Nghỉ ngơi sau khi nhổ

Các bác sĩ khuyến cáo mẹ bỉm cần có chế độ nghỉ ngơi cẩn thận sau khi nhổ răng để vết thương phục hồi nhanh hơn. Các mẹ nên cắn bông gạc trong miệng khoảng 30 phút để kiểm soát máu chảy. Bên cạnh đó, mẹ bỉm không nên vận động mạnh sau thời gian nhổ răng khoảng 1 đến 2 ngày.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Cần bổ sung sinh dưỡng sau khi nhổ răng
Cần bổ sung sinh dưỡng sau khi nhổ răng

Khi đã biết được đang cho con bú có nhổ răng được không thì mẹ bỉm cần phải biết thêm các chất dinh dưỡng cần bổ sung sau nhổ. Mẹ bỉm ưu tiên ăn các loại thức ăn được nấu thanh đạm. Hạn chế một số loại thực phẩm như thịt gà, thịt bò vì nó khó nhai và khó vệ sinh răng miệng hơn. Đồng thời mẹ bỉm hạn chế động vào các đồ uống có cồn, chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước có ga…

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng khi mang thai và cho con bú

Nhằm tránh tình trạng viêm lợi, viêm nướu và sâu ra, mẹ bỉm cần phải có biện pháp chăm sóc răng miệng hợp lý.

Vệ sinh răng miệng

Một số người quan niệm rằng phụ nữ không nên đánh răng sau sinh. Đây là quan niệm sai lệch có thể khiến vi khuẩn tích tụ trong răng miệng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Các mẹ bỉm vẫn nên vệ sinh, đánh răng 2 lần một ngày bằng bàn chải lông mềm.

Xem thêm  Bọc răng sứ, làm răng sứ có đau không?

Bổ sung canxi

Nhằm giúp răng luôn chắc khỏe, các mẹ bỉm cần phải bổ sung canxi. Đây là chất dinh dưỡng cần được bổ sung không chỉ trong thời gian mang thai mà còn vô cùng cần thiết trong thời gian chăm sóc em bé.

Bổ sung canxi cho răng miệng
Bổ sung canxi cho răng miệng

Súc miệng thường xuyên

Nước muối có tác dụng diệt khuẩn cực tốt nên mẹ bỉm hãy súc miệng thường xuyên. Sau bữa ăn, mẹ bỉm nên súc miệng để tránh vi khuẩn bám lại ở bề mặt răng cũng như các kẽ hở trong răng miệng.

Nhổ răng không đau tại Nha khoa Volcano

Để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề đang cho con bú có nhổ răng được không, các mẹ bỉm nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín. Nha khoa Quốc tế Volcano sẽ là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao, Volcano luôn tự tin mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Tại đây có rất nhiều thiết bị, máy móc mới, tân tiến cùng dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng chất lượng. Volcano có rất nhiều bác sĩ chuyên môn cao với tay nghề ổn định, có thể bắt đúng bệnh cho bạn. Đặc biệt, nha khoa sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ mọi lúc mọi nơi.

Kết luận

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu hơn về đang cho con bú có nhổ răng được không. Để được Volcano tư vấn nhanh chóng, hãy liên hệ qua số điện thoại 0865.284.879 hoặc 0964. 33.00.55 nhé!

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

16 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền
16 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết 2023
Gãy răng ảnh hưởng như thế nào đến thẩm mỹ
Gãy răng ảnh hưởng như thế nào đến thẩm mỹ? Cách khắc phục
Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng
Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng là tốt nhất?
Răng lung lay có nên nhổ không
Răng lung lay có nên nhổ không? Cách xử lý tốt nhất
Răng đính kim cương
Răng đính kim cương bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết
Đau răng uống panadol được không? Những điều cần lưu ý
Đau răng uống panadol được không? Những điều cần lưu ý
rụng răng
Rụng răng: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng rụng
Xương hàm răng nổi cục u lồi
Xương hàm răng nổi cục u lồi có nguy hiểm không? Dấu hiệu, biến chứng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *