Dấu hiệu nhiễm trùng chân răng và cách điều trị hiệu quả nhất

Nhiễm trùng chân răng là một bệnh lý thường gặp trong vấn đề chăm sóc răng miệng ở người. Không phải ai cũng biết rõ dấu hiệu nhiễm trùng cũng như nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị. Để làm rõ toàn bộ thông tin này, hãy cùng Volcano theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nhiễm trùng chân răng là gì?

Giải thích nhiễm trùng chân răng
Giải thích nhiễm trùng chân răng

Nhiễm trùng chân răng được hiểu là biến chứng nặng của nhiễm khuẩn răng miệng. Nếu không có các phương án điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Nhiễm trùng thường bắt nguồn từ viêm tủy, tủy răng bị hoại tử nặng do răng mẻ, răng sâu không được điều trị đúng cách. Các loại vi trùng sẽ xâm nhập vào các kẽ hở để tới chân răng và nhanh chóng lan qua các vùng răng miệng xung quanh.

Một số trường hợp không thăm khám và điều trị đã gây viêm màng não và nhiễm trùng máu trong răng. Do đó nếu bạn đang có những dấu hiệu nguy hiểm., hãy tìm ngay những cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị.

Tác động và hậu quả của nhiễm trùng chân răng

Nếu không điều trị kịp thời, khiến chân răng bị nhiễm trùng nặng hơn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

Hậu quả không điều trị nhiễm trùng chân răng
Hậu quả không điều trị nhiễm trùng chân răng
  • Nhiễm trùng nặng có thể làm mất răng vì các vi khuẩn sẽ xâm nhập từ chân răng đến xương hàm, vào mô mềm. Không được xử lý triệt để răng sẽ khó bảo tồn và phải nhổ đi để giải quyết.
  • Tình trạng nhiễm trùng diễn ra kéo dài làm phát triển một khoang chứa đầy dịch ở chân răng tạo nên năng răng, gây mất thẩm mỹ.
  • Nhiễm trùng chân răng làm nhiễm trùng xoang hàng. Vì lúc này các vị trí nhiễm trùng rất gần với xoang.
  • Làm viêm nội tâm mạc nhiễm trùng vì vi khuẩn từ răng bệnh xâm nhập vào mạch máu.
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng gây hoại tử sàn miệng. Các vi khuẩn có thể lan rộng xuống lưỡi, cằm, hàm, thậm chí là gây tử vong,
  • Khiến đường thở tắc nghẽn.
Xem thêm  Trám răng bao nhiêu tiền? Ở đâu trám răng chất lượng

Triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng chân răng

Một số bệnh lý có biểu hiện nhẹ khó phát giác khiến bệnh trở nên chủ quan về sức khỏe răng miệng. Vì vậy, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu nhiễm trùng chân răng dưới đây để bảo vệ cho chính mình.

Các dấu hiệu giúp nhận biết nhiễm trùng chân răng
Các dấu hiệu giúp nhận biết nhiễm trùng chân răng
  • Tái diễn các cơn đau kéo dài liên tiếp: Khi bị nhiễm trùng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức kéo dài ở chân răng, thậm chí là những cơn đau dữ dội. Mức độ đau nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng của bạn.
  • Răng nhạy cảm hơn: Chân răng bị nhiễm trùng sẽ làm răng trở nên nhạy cảm hơn. Nhất là khi tiếp xúc với nhiệt độ của thức ăn. Lúc này, khi ăn bất kể đồ ăn nóng hoặc lạnh, bạn đều cảm thấy đau buốt. Những loại thực phẩm có đường như bánh, kẹo ngọt… cũng có thể kích thích cơn đau, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
  • Nướu răng bị chảy máu, sưng tấy: Dấu hiệu cho thấy bạn đã nhiễm trùng chân răng là hiện tượng nướu sưng đỏ, có mụn màu ở sát chân răng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi hôi khó chịu vì các nốt mủ chảy ra có vị chua hoặc có mùi như kim loại.
  • Răng trở nên ố vàng, màu sắc thay đổi: Chân răng bị nhiễm trùng có thể khiến răng trở nên ố vàng. Nguyên nhân của việc này là do tủy đã chết bên trong sinh ra các chất độc, thối rữa. Các chất này sẽ xuất hiện lên bề mặt răng thông qua các kẽ hở. Từ đó màu sắc của răng bị thay đổi, khiến răng trở nên ố vàng, xám hoặc chuyển sang nâu đậm.

Cách phòng ngừa nhiễm trùng chân răng

Để chân răng không bị nhiễm trùng, bạn cần phòng tránh bằng cách:

Một số cách phòng ngừa nhiễm trùng chân răng
Một số cách phòng ngừa nhiễm trùng chân răng
  • Phải chải răng hai lần một ngày để vệ sinh răng miệng. Ưu tiên chọn bàn chải phù hợp, có lông mềm và thay bàn chải mới 3 tháng một lần. Khi chải răng thì sử dụng lực nhẹ, vừa phải.
  • Để loại bỏ thức ăn thừa trên răng cần sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối. Không nên dùng tăm xỉa răng vì có thể gây tổn thương nướu.
  • Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo và các loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, rượu bia, tránh xa những chất kích thích gây hại tới sức khỏe.
  • Bạn nên tới các cơ sở nha khoa chất lượng và tiến hành thăm khám thường xuyên. Bởi một số cơ địa khi bị nhiễm trùng có dấu hiệu rất nhẹ khiến người bệnh khó phát giác. Và rồi khi tình trạng nhiễm trùng trở nặng hơn sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Xem thêm  Tham khảo giá bọc răng sứ ở Bình Dương

Volcano sẽ trở thành sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.Để vệ sinh và chăm sóc răng miệng cho khách hàng, Volcano đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, tân tiến.

Điều trị và chăm sóc chân răng

Để điều trị và chăm sóc răng miệng, tránh nhiễm trùng chân răng, bạn cần phải vệ sinh răng miệng thường xuyên:

Hướng dẫn chăm sóc chân răng
Hướng dẫn chăm sóc chân răng
  • Đánh răng hàng ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ: Nên lựa chọn những loại bàn chải có đầu cọ mềm để có thể cọ sạch hết các vị trí trong miệng. Đồng thời cọ mềm sẽ không gây đau rát và tổn thương cho chân răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Thay vì sử dụng tăm bạn nên dùng chỉ nha khoa. Chỉ nha khoa vệ sinh và an toàn, có thể dễ dàng loại bỏ các chất thừa trong răng miệng, không gây tổn thương. Sau khi ăn, nên súc miệng nước muối để giúp miệng sạch sẽ, không bị hôi.
  • Lấy cao răng định kỳ: Đây là việc nên làm để lấy toàn bộ các chất lắng đọng trong răng miệng, bám chặt vào chân răng. Khi cao răng bám nhiều nó làm đẩy lợi, nướu bám và chân răng dẫn tới tụt nướu. Các chuyên gia nha khoa khuyến áo bên nên đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần.
  • Nhằm giúp chân răng chắc khỏe hãy ăn các thực phẩm sạch, không quá cứng và cũng không quá nóng. Hạn chế tiếp xúc với các đồ uống mang chất kích thích có cồn như nước ngọt, rượu bia, cà phê, trà…
  • Chăm sóc răng miệng phải được thực hiện hàng ngày và theo đúng phương pháp. Khi làm vệ sinh, bạn không nên tác động quá mạnh lên răng miệng khiến chân răng bị tổn thương.
  • Uống trà xanh hàng ngày sẽ giúp làm sạch, tăng cường sức khỏe răng miệng.
Xem thêm  8 phương pháp chỉnh răng hô không cần niềng hiệu quả tốt nhất

Những điều cần lưu ý khi điều trị nhiễm trùng chân răng

Đối với nhiễm trùng chân răng nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà. Lưu ý rằng đây phải là tình trạng nhẹ, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng để vệ sinh răng miệng, hạn chế và giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng.

Tuy nhiên cách làm này chỉ là phương án tạm thời, không có thể chữa khỏi triệt để. Vì thế người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở nha khoa uy tín, đặt lịch để thăm khám. Nhiễm trùng có thể diễn biến rất nhanh nên cần phải xử lý gấp.

Đối với các ca nhiễm trùng chân răng nặng thì việc đến các cơ sở nha khoa là việc bắt buộc. Tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám tổng quan và tiến hành chụp X-quang để đánh giá mức độ nhiễm trùng.

Sau đó các bác sĩ sẽ thực hiện chích rạch để hút sạch mủ, giảm đau nhức cho bệnh nhau. Một số trường hợp bạn sẽ được chữa tủy, trám răng, phục hình để bảo tồn răng

Kết luận

Hy vọng thông qua những thông tin phía trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý nhiễm trùng chân răng. Để được Volcano tư vấn nhanh chóng, hãy liên hệ qua số điện thoại 0865.284.879 hoặc 0964. 33.00.55 nhé!

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

16 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền
16 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết 2023
Gãy răng ảnh hưởng như thế nào đến thẩm mỹ
Gãy răng ảnh hưởng như thế nào đến thẩm mỹ? Cách khắc phục
Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng
Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng là tốt nhất?
Răng lung lay có nên nhổ không
Răng lung lay có nên nhổ không? Cách xử lý tốt nhất
Răng đính kim cương
Răng đính kim cương bao nhiêu tiền? Bảng giá chi tiết
Đau răng uống panadol được không? Những điều cần lưu ý
Đau răng uống panadol được không? Những điều cần lưu ý
rụng răng
Rụng răng: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng rụng
Xương hàm răng nổi cục u lồi
Xương hàm răng nổi cục u lồi có nguy hiểm không? Dấu hiệu, biến chứng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *