Bố mẹ có con nhỏ nên chú ý đến vấn đề răng mọc lẫy ở trẻ. Tình trạng này gây nên ảnh hưởng lớn đến chức năng và sự phát triển hàm sau này. Vậy nên, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa Volcano để tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục sớm nhé.
Răng mọc lẫy là gì? Trường hợp răng mọc lẫy thường gặp
Răng mọc lẫy là tình trạng khi răng sữa chưa thay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc, dẫn đến tình trạng răng chen chúc, lệch lạc giữa các răng trên cung hàm. Khi có tình trạng này, việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trong khoang miệng như viêm nha chu, viêm lợi, viêm quanh răng, sâu răng…
Răng mọc lẫy có thể chia thành 3 trường hợp dựa trên vị trí răng mọc:
- Răng mọc lẫy ở hàm trên: Đây là trường hợp phổ biến khi răng cửa vĩnh viễn lớn hơn răng sữa, không có đủ khoảng trống để mọc đều, nên răng sẽ mọc chen chúc với những chiếc răng bên cạnh.
- Răng mọc lẫy ở hàm dưới: Cũng là do răng vĩnh viễn lớn hơn răng sữa. Mặc dù tình trạng này không gây mất thẩm mỹ như trường hợp răng mọc lẫy ở hàm trên, nhưng sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn hàm, khớp cắn, cũng như làm việc ăn nhai và vệ sinh răng miệng khó khăn hơn đáng kể.
- Răng mọc lẫy vào trong: Tình trạng này xảy ra khi răng vĩnh viễn không có đủ không gian để mọc, làm cho những chiếc răng này bị đẩy về phía nướu ở bên trong, gây lộn xộn trong cấu trúc hàm răng.
Tại sao lại xuất hiện tình trạng răng mọc lẫy
Răng mọc lẫy là việc răng của trẻ mọc không đúng vị trí và dẫn đến xô lệch. Càng nhiều răng mọc lệch sẽ khiến cho hàm bị thay đổi và ảnh hưởng đến những răng chưa mọc khác. Nhưng nguyên nhân nào mới thật sự dẫn đến tình trạng này thì hãy khám phá dưới đây.
Do tính do truyền từ gia đình
Không loại trừ trường hợp di truyền từ người thân gây nên tình trạng răng mọc lẫy. Nếu trong gia đình như ông bà, bố mẹ có tình trạng răng chen chúc thì khả năng trẻ mắc phải khá cao. Với bẩm sinh do di truyền thì là yếu tố bất khả kháng nên bố mẹ đừng lo quá nhé.

Răng mọc lệch do không nhổ răng sữa
Răng sữa khi đến giai đoạn sẽ lung lay và cần nhổ để răng mới mọc lên được. Nhưng nếu trẻ không nhổ răng, hoặc răng không lung lay thì dễ dẫn đến răng mới mọc lệch. Có thể vị trí mọc sẽ là đâm vào trong hoặc chìa ra ngoài.
Răng bị ảnh hưởng từ chấn thương
Nhiều trường hợp trẻ vui chơi và gặp chấn thương như ngã, va đập mạnh. Lúc này, một tác động lên lên xương hàm khiến mầm răng bị ảnh hưởng mà mọc lệch. Với tình huống này thì bố mẹ hoàn toàn bất khả kháng, nhưng hãy yên tâm là có rất nhiều phương pháp để khắc phục nhé.
Cung hàm hẹp, kích thước răng lớn
Những Cô Chú, Anh Chị có cung hàm hẹp nhưng kích thước răng lại lớn thì rất dễ bị tình trạng răng mọc lẫy vì khi đó không đủ chỗ để các răng mọc thẳng hàng, nhiều răng chen chúc nhau phát triển.
Thói quen xấu
Mút tay, bú bình, đẩy lưỡi hoặc ngủ nghiến răng, dù có vẻ đơn giản nhưng có thể tác động tiêu cực đến vị trí mọc răng vĩnh viễn.
Bệnh răng miệng
Các vấn đề như sâu răng, răng sâu ăn vào tủy và chân răng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn.
Thiếu vitamin, khoáng chất
Nếu cơ thể thiếu vitamin hoặc khoáng chất, điều này cũng gây trở ngại cho quá trình mọc răng, có thể dẫn đến việc răng mọc chậm, mọc sai vị trí hoặc trong trường hợp răng sữa chưa rụng hết mà răng vĩnh viễn đã mọc lên trước.
Ảnh hưởng của răng mọc lẫy có nghiêm trọng không?
Phụ huynh vẫn nghĩ rằng răng mọc lệch không để lại hậu quả nghiêm trọng sau này cho trẻ. Nhưng sự thật, nếu trong tương lai không khắc phục sớm sẽ để lại ảnh hưởng xấu như sau:
Mất tính thẩm mỹ
Một răng mọc lẫy sẽ tác động đến các răng còn lại và khiến hàm bị biến dạng. Dần dần, các răng sữa về sau khi thay sẽ bị mọc lệch theo. Điều này sẽ khiến trẻ sau này cảm thấy không tự tin để giao tiếp, cười nói, tiếp xúc với bạn bè.

Chức năng răng
Việc mọc sai vị trí khiến hàm nhai bị yếu và hoạt động nghiền thức ăn suy giảm. Bên cạnh đó, giắt thức ăn cũng là vấn đề mà răng mọc lệch gây nên. Nếu không vệ sinh sạch sẽ thì dễ dẫn đến viêm nhiễm, sâu răng, viêm lợi.
Răng mọc lẫy gây khó khăn khi ăn nhai, dễ mắc bệnh tiêu hóa
Răng mọc lẫy là tình trạng khi có răng thừa, vượt quá số lượng răng bình thường của người, gây ra hiện tượng răng dư ra hơn. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, nghiền thức ăn, dẫn đến tiêu hóa không hiệu quả một phần.
Thay đổi cấu trúc răng
Những trường hợp răng mọc lẫy nặng cũng ảnh hưởng đến phát âm, như khớp cắn hở hoặc việc phanh lưỡi bám thấp. Tuy không chỉ ảnh hưởng đến chức năng, mà tình trạng răng lệch lạc còn gây ra những cơn đau xung quanh khớp thái dương hàm. Điều này do tình trạng cơ co thắt, dẫn đến hiện tượng loạn năng khớp thái dương hàm.
Dễ mắc các bệnh về răng miệng
Răng bị mọc lẫy sẽ khiến việc mọc không đều, làm cho thức ăn dễ bám vào những kẽ răng thừa, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sống. Hơn thế, việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn vì lông bàn chải không thể làm sạch từng kẽ chân răng, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa như viêm nướu, nha chu, sâu răng và hôi miệng.
Tiềm ẩn về nguy cơ mất răng vĩnh viễn do dễ mắc bệnh lý răng miệng
Nếu không được chăm sóc đúng cách, răng mọc lẫy có thể ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cấu trúc răng miệng. Tất cả các bệnh lý răng miệng, bao gồm cả tình trạng răng mọc lẫy, đều có khả năng gây mất răng vĩnh viễn và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, cần thực hiện ý thức giữ gìn răng miệng từ khi còn nhỏ.
Hướng dẫn phòng tránh răng mọc lẫy mà bố mẹ nên biết
Để con em mình có hàm răng khỏe mạnh nhất, bậc phụ huynh nên quan tâm đến cách phòng tránh răng mọc lẫy như sau:
- Đưa con đi nha khoa định kỳ: Việc đi nha khoa định kỳ có vẻ vẫn còn mới mẻ và không nhiều gia đình thực hiện theo. Nhưng đây lại là việc làm tốt, giúp bố mẹ sớm phát hiện vấn đề răng miệng của con mình. Thông thường thì cứ 3 đến 6 tháng, bạn hãy đưa bé ra nha sẽ để kiểm tra tình trạng thay răng.

- Chú ý đến thời điểm con bắt đầu thay răng: Điều quan trọng đầu tiên mà bạn nên để ý ở con mình là thời điểm bé thay răng. Khoảng thời gian này sẽ diễn ra từ 6 đến 12 tuổi. Bắt đầu bằng răng cửa sữa và tiếp đến là răng hàm, đây là chu kỳ thay răng ở trẻ. Bố mẹ hãy ghi nhớ để thay dõi răng mọc có bị lệch không.
- Thay đổi tật xấu của con: Các bé thường có tật xấu như mút tay, ngậm đồ chơi, ngậm cơm, bú bình,… Khi đến độ tuổi 4 – 6, bố mẹ hãy rèn luyện trẻ để từ bỏ thói quen xấu này. Bởi nếu không, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hàm và khả năng răng mọc lẫy là rất lớn.
Phương pháp khắc phục răng mọc lẫy hiệu quả
Hiện nay có nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng răng mọc lệch ở trẻ. Bố mẹ quan tâm và muốn cải thiện cho con thì đừng bỏ lỡ nội dung sau.
Thực hiện động tác đẩy lưỡi
Đây là động tác mà trẻ sẽ dùng lưỡi đẩy răng bị lệch về đúng vị trí. Lặp lại động tác thường xuyên sẽ đem lại kết quả tốt và cải thiện đáng kể cho răng của trẻ. Tuy nhiên, đẩy lưỡi sẽ không có tác dụng bằng các biện pháp nha khoa khác. Đồng thời, thực hiện động tác quá nhiều còn dễ dẫn đến răng hô.

Lựa chọn niềng răng để cải thiện
Có lẽ, niềng răng mọc lẫy mới chính là phương pháp phổ biến và được lựa chọn nhiều nhất. Niềng răng sẽ dựa trên sức ép của dây cung gắn với mắc cài để kéo răng mọc lệch về thẳng hàng. Hiệu quả của phương pháp này cực hiệu quả và có thời gian giữ được lâu dài.
Tuy nhiên, để bắt đầu niềng răng được thì trẻ cần phải thay hết răng sữa. Độ tuổi thích hợp để bố mẹ đưa con đi niềng răng là 12 đến 16 tuổi. Trong trường hợp đã đến tuổi mà răng chưa rụng hết thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ. Thời gian niềng sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của trẻ, thông thường là từ 18 đến 24 tháng.
Nha sĩ khuyên nhổ răng mọc lẫy
Nhổ răng mọc lẫy chỉ được cho phép trong trường hợp răng vĩnh viễn đã mọc mà răng sữa chưa rụng. Lúc này bác sĩ sẽ cần nhổ răng sữa đi để tạo khoảng trống cho răng mới mọc đúng vị trí. Bố mẹ có thể đưa trẻ đến phòng khám để được thăm khám và lắng nghe tư vấn chi tiết hơn.
Hướng dẫn bố mẹ chăm sóc cho bé khi mọc răng
Dưới đây là những hướng dẫn chăm sóc răng mới mọc ở trẻ mà bố mẹ nên biết. Nha khoa Volcano đã tổng hợp những biện pháp hiệu quả nhất và dễ thực hiện:
- Cùng trẻ đánh răng và vệ sinh khoang miệng hàng ngày. Sử dụng các dụng cụ nha khoa như chỉ nha khoa, bàn chải cho kẽ răng,…. Để loại bỏ mảng bám và thức ăn giắt trong răng.

- Bổ sung chất dinh dưỡng như vitamin D, vitamin A, vitamin B, vitamin C, canxi,… Đây đều là những chất dinh dưỡng tốt cho răng và cơ thể của bé để phát triển. Bố mẹ có thể lựa chọn mua thực phẩm lành mạnh hoặc tìm đến các loại thuốc tăng cường phù hợp với độ tuổi.
- Hạn chế tuyệt đối thức ăn chiên mỡ, đồ ngọt, nước có ga và bánh kẹo. Đây đều là những đồ ăn không lành mạnh, gây ảnh hưởng sức đến sức khoẻ ở trẻ và dễ dẫn đến các bệnh như béo phì.
- Dạy bé loại bỏ những thói quen xấu như nghiến răng, mút tay, ngậm cơm,…
- Thường xuyên đưa con đi khám nha khoa để kiểm tra định kỳ. Thực hiện đều đặn 3 đến 6 tháng/ năm để các bác sĩ theo dõi kịp thời tình trạng mọc răng.
Răng mọc lẫy điều trị bằng cách nào? Có nên nhổ bỏ răng lẫy không?
Việc xử lý răng mọc lẫy để đưa về đúng vị trí không phải là điều quá khó khăn. Tùy vào trường hợp cụ thể, sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị răng mọc lẫy ở mức độ nhẹ
Trong trường hợp răng mọc lẫy ở mức độ nhẹ:
- Đối với trẻ em, nếu răng mọc lẫy ở mức độ nhẹ, có thể dùng lưỡi để đẩy răng về vị trí chính xác trên khung hàm. Tuy nhiên, phụ huynh cần cảnh giác để tránh trẻ hình thành thói quen đẩy lưỡi, vì điều này kéo dài có thể gây ra hô răng.
- Hoặc các bác sĩ có thể tiến hành nhổ răng sữa để tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí trên khung hàm.
Điều trị răng mọc lẫy ở mức độ nặng
Trong trường hợp răng mọc lẫy ở mức độ nặng:
- Đối với người lớn, khi răng mọc lẫy ở mức độ nặng hơn (khi răng sữa đã rụng hết, chỉ còn lại răng vĩnh viễn), nếu tình trạng này gây sai khớp cắn, cần tới nha khoa thực hiện quá trình niềng răng thẩm mỹ.
- Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ nặng hàm, mắc cài để tạo lực giúp chỉnh răng mọc lẫy về đúng vị trí trên cung hàm.
Ngoài ra, việc nhổ bỏ răng mọc lẫy cũng tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của răng, dưới đây là những trường hợp có thể cần nhổ răng mọc lẫy:
- Răng thừa mọc lệch, không đúng vị trí trong cung hàm, gây mất thẩm mỹ và không có chức năng trong ăn nhai.
- Răng mọc thừa tạo thành thế 3 chân, gây nhồi nhét thức ăn thừa, hình thành mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, mà bàn chải không thể làm sạch hoàn toàn được.
- Răng chính bị chèn ép bởi răng thừa, gây ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn hàm và nếu để lâu sẽ gây sai khớp cắn và hàm lệch.
Nhổ răng mọc thừa theo chỉ định của bác sĩ có thể hỗ trợ trong quá trình niềng răng, giúp tạo khoảng trống để răng dịch chuyển đều và đẹp hơn.
Điều trị răng mọc lẫy cùng nha khoa Volcano
Nếu bậc phụ huynh có con nhỏ bị răng mọc lẫy nhưng chưa biết đưa bé đến thăm khám tại cơ sở nào. Hãy để nha khoa Volcano có cơ hội được tiếp đón và thăm khám cho trẻ. Nha khoa Volcano đã có nhiều năng kinh nghiệm trong điều trị răng mọc lệch và đem lại kết quả tốt cho người khám.
Đội ngũ bác sĩ với tay nghề cao sẽ đưa ra lời khuyên và phương hướng khắc phục phù hợp với tình trạng răng của trẻ. Bố mẹ hoàn toàn yên tâm mà gửi gắm con đến với nha khoa Volcano. Đảm bảo sau thời gian khám bệnh, hàm răng sẽ cải thiện rõ rệt và trẻ sẽ cảm thấy tự tin khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô.
Cách phòng tránh tình trạng răng mọc lẫy hiệu quả
Tình trạng răng mọc lẫy, mặc dù không quá nghiêm trọng, nhưng cần chú ý thực hiện những điều sau để có một hàm răng chắc khỏe và đều đẹp từ khi còn nhỏ:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều quan trọng hàng đầu: Răng luôn được giữ sạch sẽ sẽ giảm nguy cơ thức ăn dư bám và mảng bám tồn tại trên răng, từ đó phòng ngừa nhiều bệnh lý răng miệng.
- Thăm khám định kỳ: Thực hiện khám định kỳ tại nha khoa, từ 3 – 6 tháng một lần, phối hợp cùng bác sĩ để đánh giá tình trạng răng và giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí hoặc can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu răng mọc lẫy.
- Bỏ những thói quen xấu có hại cho răng: Hạn chế ăn đồ quá nóng, quá lạnh và tránh các thói quen như mút tay hay dùng răng cắn những vật cứng.
- Đối với trẻ em, lưu ý thời điểm thay răng sữa: Để đảm bảo việc mọc răng vĩnh viễn diễn ra đúng thời điểm và đúng vị trí, quan trọng để theo dõi và biết thời điểm thay răng sữa của trẻ.
Những câu hỏi thường gặp
Dưới đây là câu trả lời cho những câu hỏi về “răng mọc lẫy” dành cho những người có con gặp tình trạng này:
Răng mọc lẫy là gì và tại sao con của tôi bị tình trạng này?
Răng mọc lẫy, hay còn gọi là răng lẫy, là hiện tượng răng nằm che khuất phần thân răng bên dưới khi chúng mới mọc. Điều này có thể xảy ra do việc không có đủ không gian trong hàm răng hoặc vị trí chính xác của răng trong quá trình phát triển.
Khi nào là thời điểm thích hợp nhất để chữa trị răng mọc lẫy cho con?
Thời điểm chữa trị răng mọc lẫy thường nằm trong khoảng thời gian khi trẻ đạt đủ độ tuổi và có đủ sức khỏe để tiến hành điều trị. Thường thì sau khi học sinh răng đã rụng hết và răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, khoảng từ 11 đến 13 tuổi, là thời điểm thích hợp để bắt đầu điều trị.
Làm cách nào để nhận biết và phát hiện kịp thời tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ em?
Bố mẹ nên chú ý quan sát hàm răng của con. Nếu phát hiện răng con mọc lẫy, thường là răng cửa mọc che khuất răng cửa cũ, bạn nên đưa con đi khám nha khoa để xác định và chữa trị kịp thời.
Những biểu hiện và triệu chứng nào cho thấy con có thể đang bị răng mọc lẫy?
Những dấu hiệu thường thấy của răng mọc lẫy là việc răng con mọc không đều, răng che khuất răng khác, con khó khăn khi cắn nhai hoặc vệ sinh răng miệng. Đôi khi, con có thể cảm thấy đau và sưng chỗ răng mọc lẫy.
Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc răng mọc lẫy xảy ra ở trẻ em?
Có nhiều yếu tố có thể gây ra răng mọc lẫy ở trẻ em, bao gồm yếu tố di truyền, không đủ không gian cho răng trong hàm, thói quen xấu như xỉa răng hoặc nhấn răng, hoặc có thể do một số vấn đề về cấu trúc hàm răng.
Có những biện pháp phòng ngừa nào giúp tránh tình trạng răng mọc lẫy cho con?
Để phòng ngừa tình trạng răng mọc lẫy, bố mẹ nên chăm sóc răng miệng cho con thật kỹ càng, đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách và đều đặn. Nếu phát hiện dấu hiệu răng mọc lẫy, nên đưa con đi khám nha khoa ngay lập tức để tìm hiểu và điều trị sớm.
Tôi có nên đưa con đi khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm tình trạng răng mọc lẫy không?
Đúng, điều này rất quan trọng. Đưa con đi khám nha khoa định kỳ giúp bác sĩ nha khoa theo dõi sự phát triển của răng và tình trạng răng miệng của con, từ đó phát hiện và điều trị kịp thời nếu có vấn đề răng mọc lẫy.
Có những liệu pháp nào hiệu quả để điều trị răng mọc lẫy cho trẻ em?
Có nhiều phương pháp điều trị răng mọc lẫy như đeo móc trị liệu, đeo kỹ thuật nha khoa hoặc thậm chí phải can thiệp phẫu thuật tùy theo tình trạng và mức độ của răng mọc lẫy.
Tình trạng răng mọc lẫy ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ như thế nào?
Răng mọc lẫy có thể ảnh hưởng đến hàm răng, tạo ra vấn đề về hình dạng khuôn mặt và khiến việc ăn uống và vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Nếu không được điều trị kịp thời, răng mọc lẫy có thể gây ra những vấn đề lớn hơn về răng miệng và sức khỏe tổng thể của trẻ.
Làm thế nào để giúp con vượt qua những khó khăn trong quá trình điều trị răng mọc lẫy?
Để giúp con vượt qua quá trình điều trị răng mọc lẫy, bố mẹ nên truyền động lực và đồng hành cùng con trong suốt quá trình điều trị. Khuyến khích con tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị và đảm bảo con cảm thấy thoải mái trong quá trình này.
Hy vọng những câu trả lời này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề răng mọc lẫy và cách chăm sóc cho con mình khi gặp phải tình trạng này.
Lời kết
Như vậy, răng mọc lẫy là tình trạng phổ biến ở độ tuổi mới lớn và cần được bố mẹ chú ý sát sao. Để bảo vệ sự phát triển của con em mình, bậc phụ huynh hãy thường xuyên đưa bé đi thăm khám định kỳ tại nha khoa Volcano nhé. Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ qua số hotline: 0865.284.879 hoặc 0964.33.00.55 để lắng nghe tư vấn ngay hôm nay.
Xem thêm:
- Niềng răng rẻ nhất bao nhiêu? Có nên niềng răng giá rẻ không?
- Niềng răng có đau không? Bí quyết giảm đau hiệu quả khi niềng
- Răng khôn là răng số mấy và cách phát hiện khi chúng mọc?
Bài viết liên quan